Khi động cơ xe nâng hàng phát ra âm thanh khác bình thường thì bạn cần kiểm tra xem âm thanh kêu như thế nào. Dưới đây là một số lỗi âm thanh điển hình:
Sau thời gian dài sử dụng, hệ thống phanh của xe nâng bị mòn. Khi mòn hết, phần phanh sẽ ăn vào phần kim loại. Thường xảy ra hiện tượng sau: khi nhấn chân phanh, cảm giác chân phanh không được sâu, phanh cứng hoặc không ăn, hoặc phanh vẫn ăn bình thường nhưng có tiếng két két, lộc cộc, lộc cộc... hoặc bất kỳ một âm thanh khác (âm thanh ma sát giữa hai bộ phận kim loại, phần Guốc thắng và Tam Bua).
Lái xe phải dừng ngay phương tiện và báo cho nhà cung cấp để kiểm tra, sửa chữa kịp thời. Nếu người điều khiển phương tiện tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ gây ra hư hỏng rất nghiêm trọng cho người nâng.
Đó là một âm thanh rất dễ nhận biết khi cao su cọ xát với bề mặt kim loại. Nếu tiếng kêu xảy ra ngay lập tức với động cơ lúc mới khởi động lúc vẫn đang còn nguội, nhưng biến mất sau vài phút, thì có thể do dây curoa đã bị trùng hoặc bắt đầu có dấu hiệu cứng và đã đến lúc phải thay thế, mặc dù nó không là vị trí cấp thiết, cần sửa sửa ngay.
Định kỳ kiểm tra dây cu loa để tìm các bất thường như rách, nứt, chuột cắn, v.v.
Quá trình này diễn ra từ từ, trong thời gian dài nên nhiều chủ xe phát hiện ra tình hình khi đã quá muộn. Đây là tình trạng động cơ không được bôi trơn đầy đủ khiến các chi tiết kim loại bên trong động cơ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng kêu khô khốc.
Dầu nhớt để quá lâu không được thay sẽ bị cháy và tích tụ cặn bẩn làm hỏng động cơ.
Nguyên nhân có thể do chất lượng dầu nhớt kém hoặc lâu ngày không thay dầu, nhớt, làm chúng đóng cặn gây tắc ống dẫn dầu, bơm không đủ áp suất để đẩy dầu đến các vị trí cần thiết. Tiếng kêu càng lớn thì khả năng bôi trơn bên trong động cơ càng kém, khả năng bị tắc càng lớn.
Do đó, một số bộ phận nhanh chóng bị hư hỏng như piston, xilanh, trục khuỷu, thanh truyền, trục cam… Khi bị trường hợp như này, công suất của động cơ giảm đi đáng kể, xe cũng có thể bị chết máy đột ngột.
“Gộc gộc…” đây là tiếng kêu của một hoặc nhiều vòng bi bên trong hộp số bị va đập (cả số sàn và số tự động). Thông thường, các bộ phận kim loại bị rơi, khi va chạm vào nhau tạo ra tiếng kêu khô khốc, chói tai, nhưng do vòng bi của hộp số ngập trong dầu nên âm thanh bị giảm đi rất nhiều trước khi vọng âm thanh ra bên ngoài.
Đây là một trường hợp hiếm gặp ở những chiếc xe hiện đại, nhưng vẫn có thể xảy ra ở những chiếc xe mẫu cũ. Nguyên nhân có thể do bi bị xước, bị nứt hoặc có vết nứt ở rãnh lăn bi. Không còn cách nào khác để khắc phục hoàn toàn việc này ngoài việc mở hộp số, tìm vòng bi bị hư hỏng và thay thế nó.
==> Có thể bạn quan tâm: Xe nâng Komatsu 3.5 tấn Chính hãng giá rẻ tại Hà Nội
Theo các chuyên gia, độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng này là do sử dụng lâu ngày nên các khớp liên kết như khớp trục trung gian, khớp cầu bị mòn làm tăng độ trễ khi đánh lái. Khi độ rơ vành tay lái nhiều, cần phải đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để điều chỉnh lại vì đây là lỗi khá nặng.
Hiện tượng hệ thống lái bị rơ có thể xảy ra khi vận chuyển hàng, đang chuyển hướng và phát hiện hệ thống lái có vấn đề. Hoặc đôi khi xe đang đứng yên, dù bạn cố đánh lái thì vẫn có tiếng ồn và tay lái có dấu hiệu bị lỏng… Trong trường hợp nào, bạn phải kiểm tra xe và tìm cách giải quyết. Hệ thống lái bị rơ cần phải được xử lý ngay vì rất dễ xảy ra tai nạn.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc tay lái bị rơ thường là xe đã sử dụng lâu ngày, có xảy ra va chạm. Nếu có thêm tiếng kêu, có thể là do cụm trợ lực điện đang có vấn đề cần sửa chữa.
Trên đây là một số chia sẻ về xe nâng chạy kêu to, bị rơ. Bài viết đã chia sẻ nguyên nhân và biện pháp giúp bạn xử lý tình hình. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin thú vị. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline liên hệ 1seminyak.com: (84-24) 3843 0540
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!